1. Ngịch lý mẹ thừa cân – con thiếu ký
Chị Hoa (Q.2, TP.HCM) sau ba năm kết hôn mới
có tin vui, không chỉ vợ chồng chị mà ông bà nội đều tích cực chăm sóc, bồi bổ
cho con dâu với quan niệm mẹ ăn gì thì con sẽ được nuôi bằng thứ ấy. Vì vậy mà
số cân nặng của chị cứ tăng đều đều mỗi tuần 1 kg. Nghĩ rằng đó là dấu hiệu tốt,
tuy nhiên khi đi khám bác sĩ cho hay thai nhi thiếu ký, trong khi chị lại tăng
vượt số ký quy định. Vợ chồng chị đều cảm thấy vô cùng lo lắng.
Tương tự như trường hợp của chị Hoa, chị
Thanh (Q.Tân Bình, TP.HCM) mới tháng thứ 8 đã phải nhập viện trong tình trạng
cao huyết áp, dọa sinh non. Bác sĩ phải quyết định mổ để lấy em bé ra. Vốn là
người có thân hình tròn trịa. Khi biết mình có em bé, chị bỏ qua nỗ lực giảm ký
bấy lâu, cố gắng ăn cho cả hai để mong con được khỏe mạnh, thông minh. Mới
tháng thứ 6 mà chị đã tăng 15 kg, tới tháng thứ 8 chị đã tăng 25 kg. Tuy nhiên,
khi bé chào đời gia đình chị không khỏi bất ngờ và lo lắng khi bé chỉ nặng 2.5
kg.
Mẹ thừa
cân – con thiếu ký là tình trạng khá phổ biến hiện nay
Tình trạng bà
bầu tăng cân quá mức 15 – 25 kg, sinh con suy dinh dưỡng (dưới 2,5kg) hiện nay
khá phổ biến. Bởi đa số đều đánh đồng vấn đề cân nặng của mẹ với sức khỏe của
thai nhi. Thực tế thai nhi được cung cấp chất dinh dưỡng từ ba nguồn: khẩu phần
ăn của người mẹ, kho dự trữ dưỡng chất của mẹ và quá trình tổng hợp chất dinh
dưỡng ở nhau thai. Vì vậy, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ sẽ
khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng. Ngược lại, thai phụ ăn uống thiếu khoa học hoặc
ăn quá nhiều dẫn tới thừa cân, nhưng thai nhi không hấp thu được cũng làm cho đứa
trẻ sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
2. Cẩn trọng
khi mẹ thừa cân – con thiếu ký
Nếu rơi vào tình trạng mẹ tăng cân vù vù nhưng con lại nhẹ ký, bạn không nên chủ quan mà hết sức cẩn trọng trong chế độ ăn uống cũng như tập luyện. Ăn thật nhiều không đồng nghĩa với việc bé được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà trái lại có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Với những mẹ bầu tăng cân quá nhanh nhưng lại
bị cao huyết áp, có triệu chứng phù, protein niệu… sẽ là những yếu tố đe doạ tới
sự phát triển của thai nhi, nặng nề hơn có thể làm thai chết lưu. Ngay cả với
những mẹ bầu không có những bệnh lý về tim mạch, huyết áp, thận… nhưng nếu từ
tháng thứ 6 trở đi tăng khoảng 10kg cũng phải thận trọng bởi có thể gây ra bệnh
cao huyết áp, tiểu đường và dễ sinh non. Đây cũng là một trong những nguyên
nhân gây suy dinh dưỡng bào thai.
Tình trạng thiếu máu do thiếu sắt cũng là yếu
tố khiến quá trình nuôi thai của người mẹ không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhiễm
trùng, chỉ số thông minh thấp. Trong khi đó ở nước ta, thiếu máu ở phụ nữ mang
thai khá phổ biến. Đây là nguyên nhân khiến người mẹ dễ bị nhiễm trùng, sẩy
thai, sinh non, băng huyết khi sinh, làm bào thai kém phát triển, tăng nguy cơ
tử vong cho cả mẹ và con.
Sử dụng canxi sớm và quá nhiều sẽ đọng ở bánh
nhau, làm giảm chất lượng bánh nhau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai
kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Mẹ nếu uống quá nhiều canxi có thể khiến bản
thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.
Ngoài ra, việc bà bầu tăng cân nhanh nhưng
thai vẫn bị suy dinh dưỡng có thể do các nguyên nhân khác như thai nhi bị nhau
cuốn cổ, hoặc do tử cung người mẹ nhỏ không đủ không gian cho thai nhi phát triển.
3. Để mẹ bầu
tăng cân hợp lý và thai phát triển tốt, cần:
Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm để đạt nhu cầu
dinh dưỡng cần thiết nhất
Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày, không nên
chỉ ăn dồn 3 bữa chính
Hạn chế ăn đồ ngọt, các chất béo từ mỡ động vật
Nên ăn nhiều rau và trái cây để tránh táo bón
và trĩ, đồng thời tăng cường sức khỏe
Mẹ bầu cũng đừng quên uống nước, ít nhất 2-3
lít nước mỗi ngày
Tập thể dục đều đặn và tạo tâm lý thoải mái,
tránh stress
Chú ý khám thai và kiểm tra cân nặng của mẹ và thai nhi thường xuyên
Nên hạn chế
ăn đồ ngọt, tăng cường rau và trái cây
Tùy từng thể
trạng mà bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tăng cân bao nhiêu là hợp lý, nhưng nhìn
chung, bà bầu chỉ nên tăng 10–12kg trong suốt thời mang thai. Bạn cũng cần phải
có chế độ tăng cân phù hợp với từng thời kỳ cụ thể.
Theo Ủy ban
đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong thời gian mang thai và nuôi con bằng sữa mẹ
năm 1990 (Committee on Nutritional status during Pregnancy and Lactation), để
biết cân nặng hợp lý của bạn khi mang thai, người ta dựa vào tỷ số trọng khối
cơ thể (BMI) trước lúc bạn có thai.
Tỷ số này được
tính như sau: BMI = Trọng lượng cơ thể / (chiều cao x chiều cao).
·
Nếu
BMI < 19,8: bạn nên tăng từ 12,8 đến 18 kg trong suốt thai kỳ.
·
Nếu
BMI giao động từ 19,8 đến 26: bạn nên tăng 11,5 đến 16kg.
·
Nếu
BMI giao động từ 26 đến 29: bạn nên tăng 7–11kg.
·
Nếu
BMI > 29: bạn nên tăng trên 6kg trong thai kỳ