Trong quá trình mang thai ngoài chế độ ăn uống cân bằng
và đầy đủ chất dinh dưỡng thì các mẹ nên bổ sung thêm nguồn dinh dưỡng từ các
loại sữa, đặc biệt là sữa bầu vì sữa bầu đã được sản xuất riêng cho các mẹ
ngoài những công dụng chung của sữa thông thường còn cung cấp nhiều vi chất cần
cho sức khỏe mẹ và bé .
Nên chọn loại sữa bầu
nào là tốt nhất?
Những
năm gần đây, trên thị trường sữa bà bầu xuất hiện rất nhiều loại khác nhau,
đáng chú ý là dòng sữa bầu nhập khẩu đang tràn vào nước ta một cách chóng mặt.
Nếu bạn không chọn được loại sữa hợp với mình và hợp với bé thì quả thực là nan
giải.
Thực
tế, sữa bầu được chế biến theo công thức dành riêng cho thai phụ chắc chắn là tốt
nhất cho phụ nữ mang thai, chỉ khác nhau về hãng sản xuất (nhãn mác, mùi vị,
giá cả…) chứ rất khó để phân định sữa nào có chất lượng tốt hơn. Vấn đề ở chỗ,
khi lựa chọn, bạn nên để ý nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của sữa xem nó có phải
là sữa giả, sữa kém chất lượng hay sữa “quá đát” hay không. Bước kế tiếp, bạn cần
“nghe ngóng” bạn bè, tìm hiểu trên báo, mạng, truyền hình… về các loại sữa bà bầu,
sau đó dùng thử để biết loại nào hợp với mình, với bé.
Theo
khảo sát của chúng tôi, hiện nay các loại sữa bột khá phổ biến và được ưa chuộng
trên thị trường là sữa XO, Enfamama, Similac Mom, Similac Neoensure, Anmum
Materna, dòng sữa Ensure, Friso Gold Mum, sữa Nuti Enplus…
Nếu không thích sữa bột hoặc cơ thể không hấp thụ được loại sữa này, bạn có thể
chuyển sang uống sữa tươi tiệt trùng, sữa đậu nành đi kèm với việc bổ sung thêm
dưỡng chất cần thiết thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, rau
xanh, ngũ cốc, hoa quả… nhằm đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng trong thai kỳ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng,
phụ nữ nên bắt đầu uống sữa dành cho bà bầu ngay từ khi biết mình có thai. Thậm
chí các bác sĩ còn cho rằng nếu bạn có kế hoạch mang thai từ trước thì nên uống
sữa trước khi thụ thai 3 tháng. Bởi việc bổ sung axít folic cho phụ nữ trước
khi mang thai là vô cùng quan trọng vì axít folic có vai trò ngăn ngừa sinh con
dị tật ống thần kinh mà ống thần kinh lại được hình thành từ rất sớm, chỉ trong
28 ngày đầu của thai kỳ. Đây cũng là thời điểm chúng ta thường chưa nhận biết
được mình đã có thai nên chế độ dinh dưỡng chưa được quan tâm đúng. mức.
Với những thai phụ nghén, không ăn được nhiều thì việc sử dụng sữa để bù lại
năng lượng và vi chất lại càng trở nên hữu ích. Nếu không, bạn nên chọn thời điểm
thai nhi được 20 tuần tuổi làm mốc uống sữa bà bầu bởi đây là lúc thai nhi phát
triển mạnh về trí não, hệ xương và răng.
Dù vậy,
không phải chị em nào cũng bắt buộc phải uống sữa bà bầu. Nếu cơ thể bạn đã đầy
đủ dưỡng chất và có chế độ ăn uống khoa học, cân bằng thì không nên uống quá
nhiều sữa bầu. Để có câu trả lời chính xác, bạn nên khám sức khỏe tổng thể trước
khi mang bầu 3-6 tháng hoặc ngay khi biết mình mang thai.
Có
thể kết thúc việc sử dụng sữa bầu tận khi em bé của bạn đã chào đời an toàn và
tròn 1 năm tuổi. Nhiều người quan niệm sinh bé xong rồi có thể ngừng uống sữa,
điều đó cũng được thôi, song nếu có điều kiện, bạn vẫn nên tiếp tục uống để có
nguồn sữa tốt lành cho bé bú.
Uống sữa như thế nào
“ngon lành” và hiệu quả nhất?
Trước
khi uống sữa bầu, các thai phụ hãy chú ý đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên vỏ hộp
hoặc xin tư vấn từ bác sỹ để nắm được cách uống sữa. Thông thường, trên bao bì
sản phẩm đều ghi là nên uống 2 cốc/ngày, mỗi cốc khoảng 4 thìa 50g sữa/ngày.
Thay vì uống mỗi lần một ly, bạn có thể chia ra uống nhiều lần trong ngày. Khi
pha cũng có thể pha loãng sữa, uống từng ít một rồi tăng dần liều lượng.
Để đỡ “ngán” hơn, bà bầu nên chọn loại sữa có mùi vị mà mình ưa thích nhằm kích
thích vị giác và tạo cảm giác ngon lành khi uống như vị cam, vani, sôcôla…
không nên ép mình uống một loại cố định.
Nhiều chị em bầu bí lựa chọn phương pháp uống sữa bầu kèm theo bánh mỳ, bánh
quy… Đây cũng là một cách hay để bạn tham khảo.
Nếu
vẫn quá “dị ứng”, không uống được sữa bầu hoặc sữa tươi khi mang bầu, bạn có thể
ăn sữa chua hoặc phô mai thay thế, kết hợp bổ sung cho cơ thể và thai nhi những
dưỡng chất cần thiết thông qua các thực phẩm bổ dưỡng khác.
Có thể thay thế sữa bầu bằng sữa tươi hay sữa đậu nành?
Nếu
thấy có vị khó uống hoặc một số người lại không hấp thụ được, khi uống sữa bầu
thường bị khó tiêu, nghén, tiêu chảy… đó là do cơ thể không đủ lượng men
lactase để tiêu hóa lượng đường trong sữa. Trong trường hợp này, bạn có thể
chuyển sang uống sữa đậu nành hoặc thay thế bằng sữa tươi tiệt trùng, ăn thêm sữa
chua, phô mai. Đồng thời bổ sung những vi chất từ thực phẩm hàng ngày như canxi
có trong tôm cá, hải sản; sắt có trong thịt, gan động vật; axit béo omega 3 có
trong cá biển.
Đừng
ép mình uống một lúc hết 1 cốc sữa ngay, có thể chia nhỏ làm nhiều bữa trong một
ngày. Uống một chút một cho đến khi quen dần.
Uống
nhiều hay thiếu so với lượng sữa quy định cũng không có lợi vì lượng quá nhiều
có thể làm tăng khả năng bé sơ sinh thừa cân, Ngược lại nếu uống ít so với quy
định thì không đủ dưỡng chất để em bé phát triển tốt. Theo gợi ý trên bạn nên đọc
hướng dẫn sử dụng.
Thực tế cho thấy, những trẻ
sinh ra nặng cân (trên 3,8kg) tuy trông bụ bẫm khoẻ mạnh nhưng thực chất những
em bé này có nguy cơ thường trực là hạ đường huyết sau khi sinh do nồng độ
insulin của người mẹ rất cao và sau khi sinh thì bị tụt xuống nên hệ thống nội
tiết của em bé chưa thích nghi kịp. Hiện tượng này kéo theo một loạt hiện tượng
như suy hô hấp, suy thở, suy tuần hoàn, suy tim, hạ thân nhiệt…
Khi lớn lên nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường của những em bé sơ sinh thừa cân
cao gấp đôi so với những em bé có cân nặng bình thường. Vì vậy, trẻ sơ sinh thừa
cân cần được theo dõi chặt chẽ, nhất là những ngày đầu sau sinh để hạn chế những
biến chứng.
Và khi mẹ bầu lười uống
sữa?
Những
mẹ bầu lười uống sữa có nguy cơ sinh con nhẹ cân là rất cao vì sự thiếu hụt
vitamin D (có nhiều trong sữa) liên quan đến yếu tố cân nặng ở bé. Nếu bà bầu sợ
mùi vị của sữa, khi uống sữa có cảm giác buồn nôn, tiêu chảy…thì những lời
khuyên sau đây sẽ rất hữu ích:
- Mẹ bầu hoàn toàn có thể sử
dụng các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua là hai nguồn dồi dào dưỡng chất
và cung cấp đủ lượng canxi mẹ bầu cần. Tuy nhiên, ăn quá nhiều phômai có thể dẫn
tới chứng táo bón vì vậy mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng thích
hợp.
- Nếu bạn không dung nạp được sữa, hãy thử những loại sữa có nguồn gốc từ đậu
nành. Nếu không, bạn có thể chuyển qua những loại sữa tươi có thêm mùi vị như
chocolate, dâu tây…
- Nếu
cứ uống sữa bị đau bụng, tiêu chảy… thì có thể bạn đang bị bất dung nạp lactose
có trong sữa. Càng cố uống thì tình hình càng tệ hơn. Trường hợp này, bạn nên hỏi
ý kiến bác sĩ thật cẩn thận. Tránh dùng canxi quá liều vì nó có thể gây hại. Bạn
cũng có thể chọn loại sữa không có lactose (lactose free milk).
-
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung canxi với nhiều loại thực phẩm khác nhau khi bạn uống
được ít sữa. Sữa chua, phômai, đậu phụ, súp lơ xanh, nước cam… cũng giàu canxi
và vitamin D.
-
Trường hợp ngoại lệ, có thể tăng cường chất dinh dưỡng qua thực phẩm và viên bổ
sung, theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn không nên quá lo lắng nếu mình bị dị ứng sữa.
Nhiều em bé ở những người mẹ bị dị ứng sữa vẫn phát triển khỏe mạnh và thông
minh